Lịch sử và ứng dụng Màu điều nhuộm

Vỏ quả điều nhuộm, cho thấy rõ các hạt màu đỏ.

Tên gọi của màu điều nhuộm theo bảng phân loại Linnaena (Bixa orellana L.) được đặt theo tên của Chinh tướng Francisco de Orellana trong chuyến thám hiểm sông Amazon của ông.[3]

Màu điều nhuộm được tin là bắt nguồn ở Brazil, nơi mà nó được gọi là urucum[4]. Có lẽ là ban đầu nó đã không được sử dụng làm phụ gia thực phẩm, nhưng cho mục đích khác, chẳng hạn như trong Nghệ thuật vẽ lên thân thể, chữa chứng ợ nóng và đau dạ dày, chất chống nắng, chất xua côn trùng, và để xua đuổi ma quỷ [5][6][7]. Nó đã được sử dụng lâu đời trong các nền văn hóa bản địa Caribe và Nam Mỹ, nơi mà cả quả và cây đều được gọi một cách phổ biến là achiote hay bija. Người Aztec cổ đại gọi nó là achiotl, và nó đã được sử dụng trong các bản vẽ phác thảo Mexico vào thế kỷ 16.[8]

Ở Ấn Độ, màu điều nhuộm còn được biết đến với tên gọi "sindoor" và được xem như là điềm lành cho những phụ nữ đã lập gia đình. Bôi "sindoor" lên trán ngay cạnh đường tóc thể hiện rằng người phụ nữ đó đã lập gia đình. Ở Philippines, màu điều nhuộm còn được gọi là asuete và được sử dụng làm chất tạo màu thực phẩm trong các món ăn truyền thống.[9][10]

Tạo màu thực phẩm

Sử dụng màu điều nhuộm để tạo màu đã là một đặc điểm truyền thống của pho mát Gloucester kề từ thế kỷ 16 khi mà các nhà sản xuất pho mát chất lượng thấp hơn sử dụng chất tạo màu để thay thế cho màu cam mà chỉ đạt được bởi các nhà sản xuất pho mát giỏi nhất. Trong suốt các tháng mùa hè, lượng carotene cao trong cỏ sẽ cho sữa một màu cam đặc biệt, và theo đó ảnh hưởng đến pho mát. Màu cam này được xem như là biểu hiện của loại pho mát tốt nhất và đó là lý do tại sao thói quen thêm màu điều nhuộm vào pho mát đã lan rộng đến các vùng ở Anh, với pho mát Cheshire và Red Leicester, cũng như pho mát dày (cheddar) có màu ở Scotland, tất cả đều sử dụng màu nhuộm tự nhiên này.[11]

Nhiều nền ẩm thực ở châu Mỹ La Tinh theo truyền thống sử dụng màu điều nhuộm trong các công thức nấu ăn nguyên bản của Tây Ban Nha, mà thường yêu cầu dùng saffron; ví dụ như trong món arroz con pollo, để cho cơm có màu vàng. Ở Venezuela, màu điều nhuộm (tiếng địa phương thường gọi là onoto [9]) được sử dụng để làm các món ăn như hallacas, perico và các món ăn truyền thống khác. Ở Brazil, cả màu điều nhuộm và cây (Bixa orellana L.) đều được gọi là urucum, còn bản thân màu nhuộm cũng có thể được gọi là colorau.[12]

Châu Âu, màu điều nhuộm có số E là E160b. Ở Mỹ, chiết xuất từ màu điều nhuộm được liệt vào danh sách phụ gia thực phẩm "không chứng nhận" và không được chính thức xem là chất tạo màu tự nhiên.[13][14] Thực phẩm được tạo màu bởi màu điều nhuộm có thể công bố phần tạo màu của phần kê nguyên liệu là "tạo màu với màu điều nhuộm" hoặc "có màu điều nhuộm" [15].

Bixin, apocarotenoit chính trong màu điều nhuộm[16]

Màu vàng hoặc cam được tạo ra bởi hợp chất hóa học bixin và norbixin, mà được phân loại là carotenoit. Phẩm màu tan trong chất béo có được từ phần chiết tách thô được gọi là bixin, mà sau đó có thể được xà phòng hóa thành norbixin tan được trong nước. Tính chất tan trong hai hệ như thế này là rất hiếm đối với carotenoit.[17] Hạt có chứa 4.5 - 5.5% chất màu, gồm khoảng 70 - 80% bixin.[16] Không giống như beta-carotene, một carotenoit nổi tiếng khác, chất màu gốc màu điều nhuộm không phải là tiền chất vitamin A.[18] Lượng norbixin trong màu điều nhuộm càng cao, thì màu sẽ càng vàng hơn; lượng bixin cao hơn nữa sẽ làm màu ngả sang cam bóng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Màu điều nhuộm ftp://ftp.fao.org/ag/agn/jecfa/cta_annatto.pdf http://www.britishcheese.com/doublegloucester http://www.foodproductdesign.com/articles/2008/08/... http://gernot-katzers-spice-pages.com/engl/Bixa_or... http://www.getjamaica.com/Jamaican%20Annato.asp http://books.google.com/books?id=paihl6TEZpUC&pg=P... http://www.herbcyclopedia.com/index.php?option=com... http://www.nutricology.com/infocus/pdfletters/InFo... http://www.philippinesinsider.com/filipino-cuisine... http://www.theepicentre.com/Spices/annatto.html